Tự tin trong marketing dịch vụ nhiếp ảnh của bạn chính là chìa khoá để thành công!
Bạn không chắc chắn về thông điệp muốn truyền tải, điều gì tạo nên tiếng vang trong tâm trí khách hàng tiềm năng? Bạn cảm thấy blog, các bài đăng trên social media của mình có phần hơi ngớ ngẩn? Có lẽ bạn đang bị kìm hãm bởi những suy nghĩ tiêu cực này. Trên thực tế, điều này là hoàn toàn bình thường. Khi không biết phải làm gì hoặc làm thế nào để mọi thứ ổn hơn, chúng ta thường trì hoãn.
Tuy nhiên, kinh doanh nhiếp ảnh là cần câu cơm của bạn, nên trì hoãn sẽ không tốt chút nào. Nếu muốn thu hút nhiều khách hàng hơn, bạn phải liên tục marketing, vượt ra khỏi rào cản của bản thân và sáng tạo contents.
Marketing giúp xây dựng, duy trì mức độ quan tâm lâu dài của khán giả đối với dịch vụ nhiếp ảnh của bạn. Với nội dung lôi cuốn, thu hút, khách hàng tiềm năng có thể sẽ tìm hiểu về bạn nhiều hơn. Hãy hy vọng họ follow bạn, tương tác với content của bạn, từ đó chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
Marketing thực sự cần thiết và bạn không nên trì hoãn nó. Hãy tự tin hơn trong hoạt động marketing bản thân cũng như công việc nhiếp ảnh của mình. 05 mẹo dưới đây có lẽ sẽ hữu ích với bạn.
05 cách để tự tin hơn trong việc marketing dịch vụ nhiếp ảnh
1. Nhận thức đối tượng mà bạn muốn tiếp cận
Xác định khách hàng tiềm năng là bước đầu tiên trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động marketing nào, là nền tảng cho mọi giai đoạn diễn ra sau đó.
Tuy vậy, nhiều nhiếp ảnh gia lại coi nhẹ điều này. Họ cho rằng xác định chân dung khách hàng mục tiêu là vô ích và lãng phí thời gian. Họ biết “bất kỳ marketers nào cũng cho rằng chân dung khách hàng rất quan trọng”. Nhưng, họ không thực sự tin rằng việc xác định khách hàng tiềm năng có thể tạo ra sự khác biệt.
Với tôi, nếu bạn là một nhiếp ảnh gia nhưng đến nay vẫn chưa xác định khách hàng tiềm năng của mình, thì bạn đang thiếu một lượng thông tin vô cùng quan trọng. Những thông tin này thực sự cần thiết để marketing dịch vụ nhiếp ảnh một cách hiệu quả.
Tôi biết rằng bỏ qua bước xác định này sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn chỉ cần tạo tài khoản Facebook hoặc Instagram, và bắt đầu chia sẻ hình ảnh của mình, hy vọng chúng sẽ xuất hiện trên newfeed của khách hàng tiềm năng. Thực ra, dành thời gian xác định khách hàng tiềm năng sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức sau này.
2. Thấu hiểu khách hàng
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về những thách thức, nhu cầu và mong muốn hiện tại của họ đối với nhiếp ảnh. Hiểu được những điều này và đồng cảm với khách hàng sẽ giúp hoạt động marketing dịch vụ nhiếp ảnh của bạn hiệu quả hơn.
Sự đồng cảm trong marketing là vô cùng quan trọng
Để có thể tiếp cận và kết nối được với khách hàng tiềm năng, bạn phải chắc chắn rằng mình hiểu được hoàn cảnh của họ, mục tiêu và cả sự thất vọng của họ. Khi đã xác định được profile của khách hàng tiềm năng, bạn sẽ biết được họ đang gặp khó khăn gì, “nỗi đau” của họ (chúng ta vẫn thường gọi là pain points), và họ mong muốn vấn đề được giải quyết như thế nào.
Đây chính là điểm mấu chốt bạn cần quan tâm. Bạn có thể bán sản phẩm hoặc dịch vụ nhiếp ảnh (hoặc cả 2), nhưng những gì bạn thực sự cung cấp cho khách hàng còn nhiều hơn thế. Bạn giúp họ chuyển đổi từ ‘A’ (tình huống hiện tại của họ) sang ‘B’ (tình huống mà họ mong muốn). Trước khi đến với bạn, khách hàng có nhu cầu. Sau khi thuê bạn, họ (hy vọng) đã đáp ứng được nhu cầu đó.
Ví dụ, các thương hiệu và nhà bán lẻ nghĩ rằng không nhất thiết phải chụp các hình ảnh mới, nhưng lại muốn bán được nhiều sản phẩm hơn. Bạn cần khiến họ nhận ra rằng dịch vụ nhiếp ảnh thương mại của bạn sẽ giúp họ giải quyết vấn đề đó.
Một ví dụ khác, một bà mẹ mới sinh có thể không nghĩ đến việc thuê một nhiếp ảnh gia chụp ảnh trẻ sơ sinh, nhưng họ muốn có thể ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên của con mình, có những bức hình chất lượng để treo trong nhà. Việc của bạn bây giờ là khiến cô ấy nhận ra, dịch vụ chụp ảnh trẻ sơ sinh của bạn sẽ giúp được việc đó.
Xác định rõ giải pháp mà bạn cung cấp
Nếu vạch rõ được giải pháp mà bạn cung cấp và lợi ích khi làm việc với bạn (thay vì chỉ cho khách hàng biết các thông tin đơn thuần của dịch vụ, như nhận được bao nhiêu bức hình với mức giá X), bạn sẽ thấy tự tin hơn khi marketing dịch vụ nhiếp ảnh của mình cho các khách hàng tiềm năng.
Khi bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin về đối tượng khách hàng, và cách giải pháp của bạn đem lại sự chuyển đổi phù hợp với nhu cầu của họ, điều kì diệu có thể xảy ra, đó là khách hàng tiềm năng tự nhận ra họ cần dịch vụ của bạn.
Ngoài ra, thấu hiểu khách hàng tiềm năng giúp bạn biết được thói quen giao tiếp mà họ có thể có. Điều này nghĩa là bạn có thể sử dụng cách thức giao tiếp đó cộng hưởng với thông điệp marketing muốn truyền tải. Nó giúp tạo ra cảm giác bạn hiểu khách hàng và bạn là người phù hợp với họ.
3. Marketing chính là chia sẻ niềm đam mê của bạn
Đối với bạn, marketing là gì? Tôi thích hỏi mọi người câu này vì nó luôn mang đến những câu trả lời thú vị.
Marketing thực ra chỉ là chia sẻ những điều mà bạn đam mê. Đó không cần phải là điều gì đao to búa lớn mà bạn cảm thấy e ngại, đừng sợ marketing, cụ thể hơn là marketing cho chính công việc nhiếp ảnh của bạn. Thay vào đó, hãy nghĩ đơn giản hơn!
Marketing là cách tạo nên nhận thức về sản phẩm và dịch vụ của bạn, thông qua đó xây dựng yếu tố biết – thích – tin trong quá trình mua của khách hàng. Đây cũng là cách chia sẻ thông tin hữu ích với khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại của bạn.
Đọc thêm về yếu tố biết – thích – tin tại đây.
Marketing chỉ đơn giản là giúp đỡ mọi người, những người cần thông tin của bạn để nhận thấy rằng bạn có thể giúp ích cho họ và cách mà bạn đề xuất giải quyết vấn đề.
Như đã nói ở phần trước, bạn cung cấp giải pháp giúp tạo ra sự chuyển đổi cho khách hàng tiềm năng. Marketing về sản phẩm/dịch vụ giúp tạo ra sự chuyển đổi đó không đơn giản chỉ là bán hàng. Đó là giúp những khách hàng cần đến sản phẩm/dịch vụ ấy khám phá giải pháp mà bạn cung cấp để cải thiện vấn đề của họ.
Với tư duy này, bạn sẽ tự tin hơn để thử những thứ mới mẻ trong hoạt động marketing của mình. Hãy gạt bỏ suy nghĩ tiêu cực của bạn về marketing, đưa ra những ý tưởng hay ho và cùng xem cái gì sẽ phù hợp với bạn.
4. Đừng để tâm trí kìm hãm bạn
Đọc được tới đây và thực hiện theo những điều nói trên, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi marketing cho công việc nhiếp ảnh của mình.
Nhưng những lời tự phê phán bản thân có thể vẫn lảng vảng trong đầu bạn. Nếu bạn đã từng do dự khi đăng bài viết trên social media và thấy mình đang suy nghĩ quá nhiều, hãy cố gắng gạt bỏ những tiếng chỉ trích bản thân văng vẳng trong đầu bạn. Chính chúng đã ngăn cản bạn nhấn nút “Đăng bài”.
Suy nghĩ nội tâm này đang cố bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ, nhưng nguy cơ gì có thể xảy ra khi bạn đang nỗ lực marketing dịch vụ nhiếp ảnh của mình cơ chứ?
Hãy suy nghĩ logic và cân bằng giữa ưu, nhược điểm của vấn đề này. Bạn nhận ra rằng bắt tay vào hành động sẽ tốt hơn. Sáng tạo content và chủ động hơn sẽ giúp bạn phát triển việc kinh doanh nhiếp ảnh của mình.
Có thể bạn quan tâm 34 ý tưởng content marketing dành cho nhiếp ảnh gia
5. Rèn luyện sẽ giúp mọi thứ hoàn thiện hơn
Đây là câu mà tôi đã nói rất nhiều với các con của mình, khi chúng thất vọng vì lần đầu tiên không thể làm tốt điều gì đó. Luyện tập thực sự khiến mọi thứ ngày càng tốt hơn.
Bạn có thể tự tin hơn trong marketing bằng cách thể hiện bản thân nhiều hơn, hãy thử nhiều điều khác nhau và xem điều gì sẽ phù hợp với bạn. Mỗi khi thử một thứ gì mới, bạn sẽ học được các kỹ năng mới và tích luỹ kinh nghiệm bản thân.
Có hàng trăm cách khác nhau để marketing dịch vụ nhiếp ảnh, nhưng bạn cần thử nghiệm xem cách nào phù hợp với cả bạn và cơ sở khách hàng (client base). Không có phương pháp nào phù hợp với tất cả mọi người, nhưng hiện diện thường xuyên trước khán giả (audience) chắc chắn sẽ hữu hiệu và khiến bạn tự tin hơn.
Kết luận
Hãy phá bỏ vòng tròn giới hạn mà bạn tự vẽ nên cho bản thân. Những điều có vẻ là thách thức của bạn ngày hôm nay sẽ không còn là như thế trong 1 năm sau nếu bạn trải nghiệm, phân tích và áp dụng những gì rút ra được từ kinh nghiệm. Chimkudo rất tin vào luật hấp dẫn, hãy duy trì suy nghĩ tích cực và bạn sẽ ngày càng tự tin với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực nhiếp ảnh này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện hoạt động marketing của mình!
Credit
—
Translated from website: zoehiljemark.com
Original author: Zoe Hiljemark.
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.
2 Comments
Pingback: Một vài chiến dịch marketing ấn tượng trong năm 2020
Pingback: Nhiếp ảnh gia cần làm gì để vượt qua dịch COVID-19?