Nguyên mẫu là công cụ được sử dụng thường xuyên bởi các nhà tiểu thuyết để khiến nhân vật của họ trở nên chân thực hơn, gần gũi hơn tới độc giả.
Từ “archetype” (nguyên mẫu) đến từ Hy Lạp “archétypon”, có ý nghĩa là “nguyên mẫu ban đầu”. Mỗi người chúng ta đều có một loạt các nguyên mẫu này, quyết định những hành động của chúng ta trong những hoàn cảnh khác nhau.
Carl Jung, một nhà tâm lí học, cho rằng có 12 nguyên mẫu được thể hiện những cử chỉ hành động của con người. Ông khẳng định rằng gốc rễ của tất cả các nguyên mẫu thuộc về Vô thức tập thể, do tiếp xúc và kinh nghiệm được chia sẻ bởi các nền văn hóa, tôn giáo và giáo dục.
Nguyên mẫu cũng được áp dụng trong nhiếp ảnh và nghệ thuật.
Theo giả thuyết, một người nhiếp ảnh có thể khai thác được 12 tính cách khác nhau của một người mẫu chỉ sử dụng các dáng chụp, quần áo, ánh sáng, nền và prop, gợi tả đa dạng các cảm xúc, nóng giận, sợ hãi, buồn tủi hoặc tình yêu của người xem ảnh.
Tư tưởng của Jung về nguyên mẫu được chia làm 3 hình loại sau: Cái Tôi, Tâm hồn và Bản ngã. Mỗi loại trong đó được chia ra làm bốn:
Hãy cùng nhìn qua những bức hình tượng trưng cho những khuôn mẫu ấy.
1. CÁI TÔI
Kẻ Vô Tội chỉ muốn được vui vẻ và tìm được lối lên thiên đàng. Là một người mơ mộng. Anh ta hoặc cô ta sẽ đôi lúc cảm thấy buồn chán, vì họ luôn tìm kiếm sự đúng đắn trong hành động.
Người Bình Thường tìm kiếm nơi anh ta thuộc về, để được kết nối với những con người khác qua những điểm chung, nhưng kết lại thì anh ta chẳng tìm thấy một điểm riêng cho mình..
Người Anh Hùng, một người tốt, tìm kiếm và chứng minh giá trị của mình qua những hành động quả cảm. Anh ta thường cố chống lại cái ác hoặc nỗ lực thay đổi thế giới bằng cách thể hiện lòng can đảm, rèn luyện sức chịu đựng, bất chấp mọi thứ. Mặc dù vậy, anh ta đôi lúc khá kiêu ngạo.
Mục tiêu của Người Chăm Sóc là giúp đỡ và bảo vệ người khác qua những khích lệ về tinh thần, nhưng sự đồng cảm này đôi khi lại bị lợi dụng.
2. TÂM HỒN
Nhà Thám Hiểm cần phải tìm ra mục đích của anh ấy, cô ấy trong cuộc đời này là gì và nhắm đến một cuộc sống tốt hơn, đầy đủ hơn, phá bỏ mọi hạn chế, rào cản. Trong quá trình ấy, sẽ có những lúc họ cảm thấy lạc lõng, không có định hướng.
Kẻ Nổi Loạn yêu thích những thách thức, sống để nổi loạn và muốn lật kèo tất cả mọi thứ, kể cả việc ấy có xứng đáng hay không, điểm trừ của Kẻ Nổi Loạn là hắn ta có thể dễ dàng trở thành người nguy hiểm.
Người Sáng Tạo mong muốn tạo ra những điều có ý nghĩa, để chứng minh mình không phải là người tầm thường, điểm yếu của Người Sáng Tạo là họ quá cầu toàn.
Người Tình luôn khao khát có được sự thân mật, lãng mạn và tình yêu, muốn thể hiện niềm đam mê và sự ấm áp, nhưng có thể trở nên quá vị tha và đánh mất bản sắc riêng.
3. BẢN NGÃ
Kẻ Pha Trò là người hài hước, vui vẻ, muốn có những giây phút vui vẻ và yêu đời, nhưng lại được xem như ngu ngốc, lãng phí thời gian của kẻ khác.
Mục đích của Pháp sư là biến những tư tưởng của họ thành hiện thực, biến mình thành chất xúc tác để tạo nên những cực phẩm, và được ví như những điều kì diệu và quyến rũ, nhưng đôi khi dễ sa vào cám dỗ và gặp phải những rủi ro không cần thiết.
Hiền nhân thường được xem như một nhà chuyên gia, có tầm hiểu biết sâu rộng, đi tìm kiếm kiến thức để khám phá sự thật, nhưng lại quá học thuật trong nhiều tình huống và không thể hành động quyết đoán.
Kẻ Thống Trị yêu thích việc lạm dụng quyền lực và sự kiểm soát, tạo nên kỉ luật từ những mớ hỗn độn, nhưng lại quá kiểm soát, không được lòng mọi người.
Dĩ nhiên, sự tiếp nhận của một bức ảnh hoặc tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào người xem và nguyên mẫu cụ thể của riêng tác giả, với kết quả là bất kỳ bức ảnh nào cũng có thể gợi ra nhiều phản ứng khác nhau từ người xem.
Credit
—
Bài viết gốc của Lourens Durand từ 1x.com
Dịch và chú giải bởi Học viện nhiếp ảnh Quảng Cáo Chimkudo. Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý.