Hầu hết chúng ta đều chi hơi thừa thãi khi mới bắt đầu setup studio để chụp ảnh sản phẩm vì nghe theo lời tư vấn của những người bán hàng. Trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu thật kĩ về thể loại nhiếp ảnh mà mình muốn theo đuổi và mua vừa đủ cho nó trước khi đầu tư thêm tiền để đảm bảo từng đồng chúng ta bỏ ra đều có ích. Vậy “Lighting equipment như thế nào là đủ ?”
Có 2 câu trả lời cho câu hỏi này, mặc dù chúng trái ngược nhau nhưng cả 2 đều đúng khi xét trên các khía cạnh riêng biệt.
– Chả bao giờ là đủ: Không có một nhiếp ảnh gia nào luôn có đủ phụ kiện để thực hiện bất cứ một dự án nhiếp ảnh nào. Bạn luôn luôn cần nhiều hơn những gì đã có. Nếu bạn đã có softbox, beauty dish, strobes….bạn sẽ cần hơn thế ví dụ như các thiết bị lighting 3D hay hazylight softbox….
– Luôn luôn là đủ: Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều biết cách tận dụng những vật liệu sẵn có xung quanh mình để tạo ra được các loại ánh sáng mà mình mong muốn. Ví dụ chúng ta có thể tạo ra 1 softbox bằng cách chiếu đèn qua 1 lớp vải hoặc giấy trắng mỏng, dùng gương để tạo direct reflection, dùng vải nhám đen để dìm background….
Với chụp ảnh sản phẩm, các thiết bị giúp thay đổi ánh sáng là điều quan trọng nhất. Về nguồn sáng, thông thường chúng ta có các nguồn sáng sau có thể được sử dụng, mỗi nguồn sáng đều có ưu và nhược điểm của nó, lựa chọn của chúng ta tùy thuộc vào các tiêu chí mà chúng ta ưu tiên:
– Ánh sáng liên tục (continuous light): Đây là loại ánh sáng liên tục, điển hình là các bóng đèn bàn. Ưu điểm lớn của loại bóng đèn này là GIÁ RẺ và nhìn thấy ngay được kết quả trước khi bấm máy. Nhược điểm của nó là sinh rất nhiều nhiệt trong quá trình vận hành và có công suất phát sáng không cao, dễ gây cháy. Để có thể đáp ứng được tạm tạm nhu cầu chụp, chúng ta cần các bóng đèn đỏ cỡ 200W trở lên. Ánh sáng phát ra từ đèn này khá gắt nên chúng ta sẽ cần tán ánh sáng bớt ra để có được ánh sáng mềm hơn sử dụng các reflector, softbox.
– Ánh sáng flash (flash light): Đây là loại ánh sáng chớp, khi phát sáng, ánh sáng được phát ra trong một khoảng thời gian rất ngắn (1/250s-1/8000s) nhưng có công suất phát rất lớn. Ưu điểm lớn nhất của loại ánh sáng này nằm ở công suất, giúp tạo ra 1 lượng ánh sáng lớn. Nhược điểm của loại này là chúng ta không thấy được kết quả khi chúng ta bố trí chụp, giá cả của flash cũng đắt hơn đèn compact. Nguồn sáng từ flash nói chung cũng rất gắt, tán sáng luôn là điều cần thiết.
Như vậy, chúng ta có 2 loại nguồn sáng như trên, vậy tự đặt câu hỏi rằng nếu có một loại thiết bị nào đó kết hợp được ưu điểm của cả 2 loại trên không thì câu trả lời là CÓ, và tất nhiên, giá cả cũng là tổng của 2 loại trên cộng lại :)), điển hình là monolight (mình không bàn tới power pack và flash head vì nó ko phổ biến ở VN).
Monolight là một loại sinh ra ánh sáng flash. Nó bao gồm 2 thành phần chính:
+ Flashtube/strobe bulb: Đây là bóng đèn sinh ra ánh sáng flash, độ sáng của đèn phụ thuộc vào các mức công suất phát (tính bằng W/s).
+ Modeling bulb: Đây là bóng đèn như bóng đèn đỏ, còn gọi là đèn dẫn hướng. Nó cho chúng ta cái nhìn trực quan khi chúng ta tiến hành bố trí ánh sáng. Đèn modeling luôn được bật (trừ phi ta tắt nó đi bằng công tắc), bất kể là đèn flash có nháy hay không vì thực chất đèn flash khi nháy lên thì ánh sáng từ modelling light chả ăn vào đâu được :)). Ngoài ra các monolight thường đi kèm các reflector để hướng ánh sáng đi ra theo 1 hướng, tập trung. Tuy có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng Monolight sẽ đưa trình độ sử dụng ánh sáng lên một tầm cao mới vì chúng ta có thể quan sát được trực quan ánh sáng biến đổi ra sao khi chúng ta thay đổi các thông số và vị trí sắp đặt, nhiều ý kiến cho rằng một pro photographer sẽ có ý tưởng trước, setup được trong đầu và mường tượng ra được hiệu ứng sẽ mang lại trước khi có được hình ảnh. Tất nhiên để đạt tới trình độ đó, chúng ta đã phải làm việc rất lâu dài mới có được.
Vì vậy, tùy thuộc vào túi tiền của chúng ta mà chúng ta sẽ có các lựa chọn khác nhau. Với mục đích tạo ra một góc nhỏ để chụp ảnh sản phẩm với giá cả hầu như ai cũng có thể mua được, đi từ rẻ tới đắt theo mình đề xuất sẽ là:
– Continuous light: Các bóng đèn compact công suất >50W của Điện Quang hay Rạng Đông sẽ cho ánh sáng cỡ khoảng 200W so với đèn đỏ, 2 bóng / nguồn sáng. Tuy nhiên nguồn sáng này khá yếu sau khi qua tản sáng, chỉ phù hợp với các sản phẩm vừa và nhỏ(kiểu nhẫn hay vòng tay..v..v). Thông thường, chúng ta cần khoảng ít nhất 4 nguồn sáng(8 bóng). Giá cả tầm 400k/2 bóng.
– Flash light: Các flash manual của Yongnuo như các dòng YN 460 hoặc 560 cho hiệu suất khá tốt và chất lượng cũng khá. Theo mình không cần TTL ở đây làm gì cho nó tốn ra, manual là được rồi. Giải pháp này tất nhiên chúng ta sẽ phải mua thêm các bộ kích (trigger) flash, ngon bổ rẻ thì là Yongnuo RF-603. Tất nhiên với flash thì chúng ta ko quan sát được hiệu ứng ánh sáng khi bố trí. Giá cho một nguồn sáng (flash+trigger) sẽ khoảng 1tr5k.
– Monolight: Do đặc điểm của ảnh sản phẩm thường không yêu cầu công suất cao, chúng ta chọn các monolight công suất 300W/s. Nhãn hiệu thì đúng là khó đề xuất vì ở mức này, nhiều người vẫn chỉ muốn chơi cho vui, nhiều người thì thích bắt đầu đầu tư nghiêm túc. Nếu chơi cho vui, hơn vui một chút, bán chuyên..thì các monolight của Trung Quốc là ok, giá tầm 2.5tr-6tr cho 1 monolight. Còn nếu chuyên hẳn thì tất nhiên ứng cử viên sáng giá monolight sẽ là Einstein E640 ngon bổ rẻ (500$ – rẻ so với các bọn khác). Tuy nhiên, các monolight brands nổi tiếng đều không phân phối ở Việt Nam nên bà con chơi mấy hãng này khi trục trặc sẽ khó tìm đồ thay thế, bảo hành hay mua các toys đi kèm cũng không đơn giản.
Tuy nhiên đây chỉ là về nguồn sáng, trong chụp ảnh sản phẩm nói riêng và nhiếp ảnh nói chung thì không ai chỉa thẳng nguồn sáng vào đối tượng cả, tất cả các nguồn sáng đều sẽ phải được chế sao cho out ra được ánh sáng mà chúng ta mong muốn. Các thiết bị chế ánh sáng này sẽ được đề cập ở phần sau.
(hết phần 3)
Phần 4: Các nguồn học tập về chụp ảnh sản phẩm
—
Bản quyền thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo Academy
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý từ Chimkudo Academy
2 Comments
Pingback: Chụp Ảnh Sản Phẩm – Studio đề xuất theo túi tiền | Chimkudo.com - Chụp Ảnh Sản Phẩm
Pingback: Nhiếp ảnh sản phẩm – Bắt đầu từ đâu ? (Phần 2) - Chọn máy ảnh và ống kính | Học chụp ảnh - Chụp ảnh sản phẩm - Chụp ảnh doanh nghiệp - ChimkudoPro