Trong khi chụp đồ ăn, với các job chụp cho nhà hàng, chúng ta thường sẽ được yêu cầu chụp các shot cho các nguyên liệu của nhà hàng. Đây là một chủ đề khá thú vị vì hầu hết các shot chụp gia vị này thường được chụp flatlay từ trên xuống. Chúng ta có thể thắc mắc là tại sao ko phải là góc 45 độ hay góc khác mà thường là top down thì sau đây sẽ là lý do.
Thông thường, các shot chụp nguyên liệu trong food photography thường muốn đưa ra sự phong phú của các loại nguyên liệu này. Nếu chúng ta nghĩ rằng cà chua thì phải màu đỏ thì chúng ta đã nhầm. Có nhiều loại cà chua kể cả khi chín cũng không đỏ. Các này không chỉ đúng với riêng cà chua mà còn áp dụng được với rất nhiều các loại gia vị khác trong trường hợp chúng ta muốn show ra sự phong phú về thành phần và chủng loại của chúng.
Lý do thứ 2 cho các shot chụp flatlay này là câu chuyện về mỗi loại nguyên liệu khi chúng ta chup 1 loại mà thôi. Khi này, chúng ta sẽ muốn nhấn vào không phải là sự phong phú về thành phần mà là đường nét, hình dáng của nguyên liệu. Ở 2 tấm ảnh dưới này, chúng ta sẽ tập trung vào cái gì ?
Với những shot hình chỉ có 1 loại nguyên vật liệu như thế này, chúng ta nên thử setup lighting từ nhiều góc khác nhau sẽ cho ra những hiệu ứng rất khác nhau. Nếu chúng ta có thói quen sử dụng light từ góc 9h, sao ko thử light từ góc 12h, cụ thể chúng ta có thể nhìn thấy hiệu ứng như sau:
và ở góc 12h
Hẳn là góc 12h cho ra hình ảnh nhìn bắt mắt hơn và có phần gì đó dễ chịu, tự nhiên.
Vậy chúng ta đã nắm được 2 lý do để cho các shot hình top down về nguyên liệu trong food photography. Việc bây giờ là
1- Ra chợ mua nguyên liệu gia vị về
2- Chụp và chụp
————
Credit
Images are copyright by Taylor Mathis on fstoppers
Cover image by Voyevoda
Translated and clarified by ChimkudoPro
– Bản quyền bài dịch © by ChimkudoPro – Expose yourself through the lens
Mọi trích dẫn phải đính kèm link gốc tới bài viết