Khi bạn là food photographer, bạn có thể chụp với ánh sáng tự nhiên hoặc sử dụng ánh sáng nhân tạo. Về cơ bản, một nguồn sáng là tất cả những gì bạn cần để có thể cho ra những bức ảnh đẹp, đủ làm branding và bán hàng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn dấn thân vào con đường chụp ảnh thương mại, bạn cần phải sử dụng ánh sáng nhân tạo, và thường bạn sẽ cần sử dụng nhiều hơn một đèn. Vậy chúng ta sẽ cần bao nhiêu nguồn sáng chụp food là đủ ?
Khi học về ánh sáng nhân tạo, bước đầu tiên bạn phải hiểu về sự khác biệt với ánh sáng tự nhiên, cách kiểm soát và vận dụng chúng. Bạn cần hiểu về nguyên lý hoạt động của ánh sáng như Inverse Square Law (Định luật đảo nghịch bình phương: Cường độ ánh sáng so với khoảng cách của nguồn sáng đến chủ thể. VD: Với một nguồn sáng có cường độ không thay đổi, thì độ sáng đến chủ thể ở khoảng cách gần hơn sẽ sáng hơn so với chủ thể ở khoảng cách xa hơn) hay Law of Reflection (Định luật phản xạ ánh sáng) để bạn có thể dự đoán được ánh sáng của bạn sẽ làm gì.
Tất cả mọi thứ sẽ bắt đầu với một nguồn sáng. Và khi đã nắm bắt được, bạn có có thể tiếp tục tăng thêm số lượng nguồn sáng lên một hoặc hai, thậm chí ba, bốn năm…
Cách sử dụng hai nguồn ánh sáng
Nếu sử dụng bounce card hoặc hắt sáng, bạn đã hiểu về nguyên lý hoạt động khi sử dụng nguồn sáng thứ hai. Nguồn sáng thứ hai thường sẽ là ánh sáng phủ (Fill light; ánh sáng phụ/phủ). Ánh sáng này sẽ cung cấp thêm ánh sáng ở những vùng bạn thấy quá tối. Ánh sáng phủ sẽ làm rõ chi tiết ở trong vùng tối để nhìn rõ hơn.
Trong nhiều trường hợp, sử dụng tấm đặt đối diện nguồn sáng chính là không đủ nếu set chụp của bạn có bối cảnh rộng hay một combo nhiều món ăn. Đây là lúc bạn cần đến một nguồn ánh sáng thứ hai để phủ sáng.
Ví dụ, khi tôi chụp flatlay, ánh sáng của tôi thường sẽ ở đặt đèn ở phía trên set chụp và tấm hắt sáng sẽ phủ ở phía dưới cùng của khung hình. Điều này có thể dẫn đến hình ảnh sẽ lóa thừa sáng ở phía trên và không đủ sáng ở phía dưới trong set chụp, phụ thuộc vào kích thước của bối cảnh. Để khắc phục điều này, tôi sẽ dùng một đèn khác thay cho tấm hắt sáng, để tăng cường độ ánh sáng phủ lên, giúp cân bằng với ánh sáng từ trên xuống.
Điều quan trọng cần ghi nhớ là ánh sáng thứ hai của bạn không được sáng hơn ánh sáng chính. Điều này xảy việc có hai bóng sẽ xuất hiện, điều bạn sẽ không bao giờ muốn xảy ra vì sẽ thể hiện rõ ràng có sự xuất hiện của hai nguồn sáng. Ví dụ trong ảnh này, ánh sáng phủ tôi dùng chỉ cần bằng một phần tư công suất của ánh sáng chính. Vừa đủ để làm rõ chi tiết trong vùng tối.
Cách sử dụng ba nguồn sáng
Ba nguồn sáng được sử dụng khi bạn muốn làm sáng một vùng cụ thể trong bối cảnh. Mỗi ánh sáng sẽ có một chức năng riêng biệt. Ví dụ, bạn có ánh sáng chính, ánh sáng phủ và một ánh sáng thứ ba để chiếu sáng một vùng nhất định.
Trong trường hợp này, bạn sẽ cần dùng những light modifiers nhằm có thể kiểm soát được ánh sáng. Bạn có thể sử dụng softbox nguồn ánh sáng rộng chính, nhưng bạn có thể dùng snoot cho ánh sáng thứ ba của bạn để tập trung tia sáng vào một vùng cụ thể.
Đây là những gì tôi đã làm với bức ảnh dưới đây.
-
- Nguồn sáng 01: Nguồn sáng lớn 85cm, đánh từ trên đầu ảnh xuống.
- Nguồn sáng 02: Nguồn sáng lớn 1.6m đánh từ dưới lên.
- Nguồn sáng 03:Nguồn sáng nhỏ 20cm qua grid 20 độ tạo bóng đổ gắt, đánh cùng chiều nguồn sáng 01.
Khi sử dụng ba ánh sáng, bạn sẽ muốn thay đổi thứ tự công việc theo hướng ngược lại. Bạn sẽ muốn điều chỉnh ánh sáng chính cuối cùng, nếu không bạn sẽ không thể biết được những ánh sáng khác đang làm gì khi ánh sáng chính đang chiếm phần nhiều của bối cảnh. Trong trường hợp này, do cảm giác muốn tạo ra êm dịu nên tôi bắt đầu với nguồn sáng chính 85cm, sau đó thêm nguồn sáng thứ 2 để cạnh dưới không quá tối, Tuy nhiên ảnh đang quá dịu, và tôi thêm nguồn sáng thứ 3 vào để tạo thêm tương phản cho đẹp hơn.
Và tất nhiên, việc sử dụng nhiều nguồn sáng chụp food đôi lúc còn phức tạp hơn thế rất nhiều, với vô vàn cách thức khác nhau. Hơn nữa, sử dụng những nguyên lý hoạt động này sẽ giúp bạn bắt đầu thử nghiệm với những thiết bị bạn có và xem chúng có thể làm được những gì. Qua đó, bạn sẽ hoàn thiện kiến thức về kĩ thuật và thiết bị nhiều hơn.