Độ tương phản(contrast) là một nguyên tắc quan trọng trong bố cục. Nói chung, mắt chúng ta có xu hướng nhìn vào những vùng trong ảnh có độ chênh nhau lớn về sáng tối, màu sắc, nóng lạnh…. Những vùng này được coi là vùng có tương phản lớn nhất và nó áp dụng cho nhiếp ảnh cũng như hội họa trong việc kéo sự chú ý của người xem tới đối tượng chính trong tác phẩm.
Khi xem tác phẩm của các nghệ sĩ bậc thầy, bạn sẽ nhận thấy rằng một quy tắc tương đối phổ biến là đặt chủ thể hoặc yếu tố muốn hút thị giác nhất vào những vùng này.
Trong bức tranh dưới đây của Johannes Vermeer, chủ đề chính là người phụ nữ đang ngồi. Điểm tương phản lớn nhất là chiếc khăn trắng quanh đầu cô đặt cạnh bộ quần áo tối màu của giáo viên. Nó được làm nổi bật bởi đường hầm ánh sáng xuyên qua cửa sổ.
Cách Vermeer nắm bắt ánh sáng trong các bức tranh của ông rất ấn tượng và nghiên cứu chúng tranh của các họa sĩ bậc thầy là một cách tuyệt vời để hiểu được độ tương phản đã được sử dụng tài tình thế nào.
Điểm tương phản lớn nhất là một khái niệm khá đơn giản. Việc chú ý đến nguyên tắc quan trọng này khi kết hợp các bố cục sẽ có rất nhiều tác dụng nâng cao chất lượng ảnh của bạn.
Bây giờ chúng ta hãy xem xét những cách chính để sử dụng độ tương phản trong chụp ảnh món ăn.
1. Color contrast
Một trong những cách quan trọng nhất để làm việc với độ tương phản là sử dụng màu sắc. Màu sắc phải tách biệt chủ thể với nền để nó không bị hòa trộn vào nhau.
Một trong những sự kết hợp màu sắc phổ biến nhất trong chụp ảnh món ăn là màu vàng và xanh lam hoặc xanh thiên thanh. Hầu hết thức ăn đều có tông ấm, đặc biệt là thức ăn đã nấu chín. Chúng ta có thể coi những thực phẩm này nằm ở đâu đó trong tông màu vàng và cam trên bánh xe màu
Màu bổ sung(complememtary) là các màu nằm đối diện nhau trên bánh xe màu. Trong trường hợp này, chúng ta đang nhìn vào màu xanh lam. Đây là lý do tại sao bạn nhìn thấy rất nhiều nền màu xanh lam trong ảnh đồ ăn. Bởi vì chúng đối lập nhau nên chúng làm cho chủ đề đồ ăn của bạn trở nên nổi bật. Đây là một ví dụ điển hình về độ tương phản màu sắc.
2. Độ tương phản tông
Độ tương phản tông màu là sự khác biệt giữa tông sáng và tối trong ảnh. Cùng với tương phản màu, tươn phản tone là hai loại tương phản được sử dụng phổ biến nhất trong chụp food. Với tương phản tone, đặc biệt với tone tối, ảnh food tạo ra một cảm giác thu hút và gợi nhiều cảm xúc.
Trong ảnh quả lê bên dưới, độ tương phản tông màu và bóng đổ mang lại cảm giác ánh sáng yếu và cảm giác yên tĩnh, trầm hơi buồn mặc dù ảnh không quá tối nhưng tương phản giữa các vùng sáng tối cũng giúp tạo mood chung cho ảnh.
3. Texture contrast
Tương phản texture là một khái niệm kết hợp giữa cả màu và tone, nói cách khác, kết cấu trên thực phẩm trong các ánh sáng khác nhau sẽ có độ nổi khối khác nhau.
Bạn đặt một món ăn nhiều texure trên một nền ít texture sẽ mang lại cảm giác hoàn toàn khác khi cả đồ ăn và nền cùng nhiều texture. Việc ít hay nhiều texture phụ thuộc vào cảm giác bình yên hoặc gai góc, ấn tượng mà bạn muốn truyền đạt.
Hầu hết các món ăn đều có nhiều kết cấu tự nhiên, có nghĩa là chúng ta cần chọn đạo cụ và bề mặt cân bằng kết cấu xuyên suốt bức ảnh, vì quá nhiều họa tiết trong ở nền có thể gây phân tâm cho người xem, quá ít lại gây ra cảm giác nhạt nhẽo.
4. Tương phản trong hậu kì
Cuối cùng, đặc biệt chú ý đến độ tương phản khi hậu kì ảnh đồ ăn của bạn. Xử lý hậu kỳ là một phần quan trọng trong quy trình làm dự án, nó giúp chúng ta khắc phục được các đặc điểm của ánh sáng, màu sắc….mà lúc chụp khó đạt được.
Bạn có thể thấy được hình ảnh trước và sau hậu kì ở dưới khác nhau rõ ràng. Ảnh bên phải có tương phản tốt hơn, hình khối và chi tiết rõ ràng hơn, màu sắc bắt mắt hơn. Nhiều nhiếp ảnh gia sợ các vùng tối nhưng vùng tối và vùng sáng luôn phải song hành và bổ trợ lẫn nhau. Khi đó chúng ta mới có thể tạo ra những bức ảnh ấn tượng.
Credit
—
Bài viết dịch từ bài viết gốc trên Gastronoria
Mọi trích dẫn phải kèm link tới bản dịch này