Chắn hẳn chúng ta ai cũng ít nhiều nghe về quy tắc bố cục trong nhiếp ảnh ví dụ như cân bằng đường chân trời và bố cục một phần ba… VI vậy, “nếu như chủ thể không nằm đúng điểm một phần ba thì có sao không?”. Câu trả lời là không vấn đề gì. Trong sáng tạo cần phải biết làm sao và khi nào nên phá vỡ quy tắc. Dưới đây là một số gợi ý để sáng tạo trong nhiếp ảnh mà không cần quan tâm đến quy tắc.
1. Luôn đặt chủ thể ở giao điểm thứ 3 của khung hình
Việc đặt chủ thể ở vị trí này khiến cho bức ảnh cân đối hơn. Tuy nhiên, để tăng thêm kịch tính cho bức ảnh, hãy thử đặt chủ thể gần mép khung hình. Người xem sẽ bị hút mắt về phía chủ thể hơn bởi đây không phải nơi chủ thể thường được đặt vào. Chủ thể càng đưa về cạnh khung hình thì tính “động” của nó càng tăng.
Trong hình minh hoạ, đường chân trời được đặt rất thấp, và đặt chủ thể ở giữa rất nhỏ trong ảnh. Nó làm tăng sự mênh mông của bầu trời, nhấn mạnh vào sự nhỏ bé và cô đơn của đối tượng.
Bức ảnh này có đối tượng được đặt còn trên cả đường 1/3 phía trên khung hình. Kết hợp với hướng của ánh sáng đổ xuống, nó làm cho người xem kéo mắt xuống dưới khoảng trống cùng các bóng đổ của đối tượng. Nó gợi lên một cảm giác thanh thoát, tối giản và thú vị và nhiều khi đặt câu hỏi “sao nó lại ở chỗ đó nhỉ?”
Mạng xã hội ngày nay khiến người xem có xu hướng lướt nhanh qua hàng loạt bức ảnh khác nhau. Nếu có thể khiến họ phải dừng lại vài giây để ngắm một bức ảnh thì đã là một thành công rồi.
2. Không cắt ngang các bộ phận trên cơ thể người
Khi chụp ảnh người, không nên tạo một đường cắt ở các đoạn khớp nối trên cơ thể, ví dụ như cổ tay, đầu gối hay ở cổ. Nhưng đôi khi làm như vậy sẽ tạo cho người xem cảm giác tò mò về phần đã bị cắt mất khỏi khung hình. Họ sẽ phải tự tưởng tượng câu chuyện không được tiết lộ.
Não của chúng ta luôn nhận thức rằng trái đất phẳng, vì thế đường chân trời của ảnh không thẳng lắm thì nhìn thật kỳ lạ. Tuy nhiên, để thế giới nghiêng đi và lệch khỏi quỹ đạo một cách có chủ ý lại tăng sự kịch tính cho bức ảnh
4. Phủ kín khung hình
Một trong các quy tắc bố cục hay được dạy đó chính là đặt các đối tượng để tạo nên sự cân bằng thị giác theo quy tắc đòn bẩy. Tuy nhiên, khoảng trống (negative spaces) cũng là một đối tượng, khi dùng hợp lý, nó làm bức ảnh trở nên ấn tượng hơn. Cách sắp đặt này khiến chủ thể được nhấn mạnh và bố cục ảnh rõ ràng hơn.
5. Làm mọi thứ đơn giản thôi
Nhiều đối tượng trong khung hình chưa hẳn đã không tốt, nếu ý đồ là diễn tả một khung cách đông đuc vui vẻ thì việc đặt nhiều đối tượng cạnh nhau sẽ làm người xem phải “chu du” qua một vòng để xem toàn bộ các đối tượng này, khi đó câu chuyện được kể sẽ tốt hơn. Bạn có thể uống rượu một mình nhưng với sangria thì không phải như vậy.
6. Phơi sáng phải chuẩn
Điều lầm tưởng này hơi không liên quan đến vấn đề “bố cục”. Nhưng nó lại là phần quan trọng cần được nhắc đến khi nói về sáng tạo. Các chuyên gia thường nói “Đừng để ảnh có những vùng thuần đen hay trắng vì sẽ làm mất chi tiết”. Hiện nay có nhiều dòng máy ảnh tốt và có thể bắt được dải màu, đen trắng rộng hơn. Bức hình có cả vùng sáng và tối trông thú vị hơn, bằng cách giảm mảng màu đen xuống để bóng đổ sâu hơn. Làm như vậy tạo cảm giác bí ẩn và kịch tính cho bức hình.
Để tạo ra vùng sáng tối rõ ràng, hãy chọn địa điểm là nơi có vùng sáng và vùng tối đan xen. Sau đó, giảm sáng của bức ảnh xuống để cố định phần bóng đổ (shadow), và vùng sáng lên (highlight) sẽ hiện ra một cách chính xác.
7. Ảnh nét mới là ảnh đẹp
Đây là một lầm tưởng mà hầu hết những ai mới chụp ảnh đều mắc phải. Chúng ta cố gắng mua các máy ảnh thật xịn, các ống kính thật đắt để chụp cho nét. Tuy nhiên nét chưa bao giờ là một yếu tố để đánh giá bức ảnh đẹp hay không. Đơn giản nhất bạn có thể thấy rằng hầu hết các bức ảnh chụp film đều không nét đanh như máy ảnh số nhưng có ai bảo ảnh film chụp không đẹp đâu ?
Ngay kể cả ảnh số, những hiệu ứng mờ có chủ đích bao giờ cũng mang lại nhiều lớp ngữ nghĩa cho ảnh hơn là mọi thứ cứ nét đanh.
Tới đây, các bạn đã thấy rằng trong nghệ thuật, không có gì là cố định và mang tính bắt buộc. Mọi quy tắc bố cục đều có thể có ngoại lệ. Miễn là chúng ta luôn mang trong mình một khát vọng đi tìm kiếm cái đẹp thì những quy tắc kia cũng chỉ để tham khảo và mang tính trang trí thôi.
—
Bản quyền bài viết thuộc về Học viện nhiếp ảnh quảng cáo Chimkudo
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý