Sáng tạo content marketing trên social media mỗi tháng không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với những người kinh doanh nhiếp ảnh nói riêng và marketer nói chung, nhất là khi bạn đang sử dụng nhiều kênh khác nhau. Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm cảm hứng contents trên các kênh truyền thông xã hội, thì bài viết này là dành cho bạn. Bạn sẽ tìm thấy những loại content không những hữu dụng với photographer mà còn ứng dụng cho bất kì ngành nghề nào.
34 ý tưởng dưới đây sẽ truyền cảm hứng cho bạn. Thậm chí, bạn có thể sáng tạo contents cho cả tháng, thay vì trước đây phải dành hàng giờ đồng hồ nhìn vào màn hình trống trơn.
Cùng xem 34 ý tưởng này có thể giúp bạn sáng tạo contents dễ dàng và nhanh hơn không nhé.
1. Luôn nhắc khách hàng nhớ rằng bạn là ai
Bạn rất dễ lầm tưởng rằng, người dùng mạng xã hội biết bạn là ai và bạn đang làm gì. Nhưng sự thật là, họ biết đến bạn tại những thời điểm khác nhau.
Vì vậy, nếu bạn không thường xuyên chia sẻ về bản thân, điều bạn đang làm và bạn làm việc đó cho ai, thì có khả năng người dùng thích contents của bạn nhưng lại biết rất ít thông tin về thương hiệu và cá nhân đứng sau đó.
Việc nhắc nhở này sẽ có ích ngay cả với những followers trung thành nhất của bạn, đặc biệt khi contents của bạn ngày càng phát triển theo thời gian.
2. Chia sẻ những tips hữu ích nhất với khán giả của bạn
Điều quan trọng khi sử dụng social media hoặc bất kỳ hoạt động content marketing nào khác, là bạn phải tạo ra giá trị trong đó, thay vì chỉ bán, bán và bán. Chỉ chăm chăm vào bán hàng sẽ khiến người dùng ngày càng rời bỏ thương hiệu.
Social media là phương tiện tuyệt vời để chia sẻ những tips của bạn, kể cả là những điều hay nhất, tốt nhất, đừng ngại chia sẻ một cách miễn phí. Hãy hào phóng với contents của bạn, nó sẽ mang lại lợi ích về lâu dài hơn, bởi mọi người sẽ biết đến bạn như một chuyên gia trong lĩnh vực ấy, và như vậy nội dung đó sẽ đáng tin và được đón nhận hơn.
3. Bác bỏ một quan điểm trong nhiếp ảnh
Tôi cá rằng bạn có thể chứng minh một vài quan điểm trong nhiếp ảnh là sai. Chia sẻ và khiến followers cảm thấy ngạc nhiên về điều mà họ đã hiểu sai hoặc chưa từng biết đến. Kiểu content này chắc chắn sẽ giúp bạn trở thành một chuyên gia, một người có uy tín trong tâm trí họ.
4. Behind the scenes – Chia sẻ những điều đằng sau ống kính
Contents hậu trường luôn khiến mọi người bị mê hoặc, và hơn thế, tất cả chúng ta đều hứng thú được xem cách thức người khác làm. Hãy thử đặt cược rằng, những fans trung thành nhất trên social media luôn muốn được xem bạn thực hiện điều đó như thế nào, và sẽ càng yêu thích hơn điều bạn đang làm.
Vì vậy, hãy thoả mãn khán giả bằng những bức hình hoặc video trong content marketing, mang đến cho họ những trải nghiệm chân thực nhất về hậu trường đằng sau những bức ảnh, dự án thương mại.
5. Giải đáp những câu hỏi thường gặp từ phía khách hàng
Một điểm không thể bỏ qua khi làm content marketing chính là cân nhắc về những câu hỏi của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ.
Trả lời được những điều phần đông khách hàng thắc mắc sẽ giúp thương hiệu của bạn có được sự nhận diện, yêu thích và tin tưởng. Điều này cũng giải quyết bất kỳ mối quan tâm chung nào mà khách hàng đặt ra, về việc liệu có nên hợp tác với bạn.
Ở Chimkudo, chúng tôi có một series trên Youtube với tên gọi “Tội gì không hỏi”, là nơi Chimkudo nhận và trả lời thắc mắc của mọi người về nhiếp ảnh trong studio. Nếu bạn muốn đặt câu hỏi, hãy bấm vào đây.
6. Liên kết với bài viết mới nhất trên blog của bạn
Blogging luôn là một phương pháp hiệu quả để thu hút khán giả đến với thương hiệu của bạn, đồng thời nó cũng là một cách tạo traffic cho website và đẩy vị trí hiển thị của bạn trên công cụ tìm kiếm Google? Nếu như vậy, hãy nhớ chia sẻ bài viết mới nhất trên blog của bạn.
Bài viết đính kèm một đoạn giới thiệu ngắn có thể thu hút người dùng nhấp vào và đọc chúng, hoặc bạn có thể lôi kéo họ bằng một câu trích dẫn từ blog, thậm chí khiến họ tò mò mà tìm đọc thêm.
7. Bật mí một sự thật đáng ngạc nhiên về bạn
Thể hiện cá tính của bạn trên các kênh social media được chứng minh là có thể tăng mức độ tương tác. Truyền tải con người thật của bạn là một cách quan trọng để trở nên nổi bật trên social media.
Bằng cách tiết lộ sự thật đáng ngạc nhiên về bạn – liên quan đến nhiếp ảnh hoặc bất kỳ thứ gì khác – bạn ngày càng mở rộng để kết nối với những followers ở mức độ sâu hơn.
8. Testimonials – cảm nhận của khách hàng
Nhận được testimonials (dịch ra tiếng Việt là “khách hàng chứng thực”), đừng giữ chúng cho riêng mình hoặc ẩn đi trên website của bạn. Thay vào đó, hãy sử dụng social media để thể hiện những lời khen ngợi mà khách hàng đã dành cho bạn.

Testimonials là một phương thức mạnh mẽ để xây dựng lòng tin và sẽ được đánh giá cao bởi những khách hàng đang cân nhắc làm việc với bạn. Có thể đó là cú chốt hạ để tiến tới sự hợp tác của 2 bên.
9. Chia sẻ câu trích dẫn yêu thích
Trong content marketing trên social media ngày nay ngập tràn những câu quotes tạo động lực. Mặc dù có vẻ thật dễ để đưa ra quan điểm bằng một trích dẫn nổi tiếng, và bạn cho rằng nó hoàn toàn không có cơ sở, nhưng loại content này vẫn luôn thu hút được sự tương tác của khán giả.
Carrie Green của Hiệp hội Doanh nhân nữ đã xây dựng một doanh nghiệp cực kỳ lớn mạnh, nhưng trong cuốn sách “She Means Business”, cô thừa nhận rằng đã bắt đầu với social media bằng cách chia sẻ những câu quotes truyền động lực!
Điểm mấu chốt là hãy nói lên điều gì đó có thể gây tiếng vang với những khách hàng tiềm năng của bạn. Cùng với câu trích dẫn, hãy chia sẻ lý do tại sao chúng có sức hút mạnh mẽ đối với bạn. Hoặc tốt hơn hết, ghi âm một lời phát biểu ngắn của chính bạn để xây dựng thương hiệu cá nhân.
10. Đừng chỉ đăng ảnh, hãy kể câu chuyện
Nhiếp ảnh chính là “món hàng” của bạn, chắc chắn rằng nó là tâm điểm trên các nền tảng social media. Thế nhưng, đừng chỉ đăng một bức ảnh kèm vài hashtags, hãy kể một câu chuyện đằng sau đó.
Chẳng hạn, tại sao lại có bức ảnh đó? Buổi chụp có điều gì thú vị? Hậu trường có gì hấp dẫn hay không? Bạn càng chia sẻ nhiều, khán giả càng hiểu thêm về công việc và tính cách của bạn.
11. Tham khảo ý kiến của khán giả
Social media mang tính hai chiều, vì vậy hãy hỏi mọi người phản hồi gì về bức hình của bạn.
Ví dụ, “Mọi người thích bức hình này có màu sắc hay ảnh đen trắng?”. Họ thích đưa ra suy nghĩ cá nhân, vậy nên loại bài đăng này thường lôi kéo được nhiều tương tác. Thứ bạn nhận thêm được chính là khán giả của bạn thích và không thích điều gì – một thông tin vô cùng chi tiết và giá trị.
12. Giới thiệu cuốn sách mà bạn đang đọc
Nếu bạn thích đọc giống tôi, tại sao không chia sẻ thông tin mà bạn rút ra từ cuốn sách một lần mỗi tháng nhỉ? Cho dù đó là cuốn sách bạn đang đọc hay đã đọc lâu rồi, những bài đăng này có thể thực sự giá trị đối với khán giả của bạn. Một lần nữa, họ sẽ hiểu sâu hơn bạn là ai và bạn làm gì, ngoài vai trò là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Hình thức content marketing này được đánh giá là giúp gây dựng hình tượng rất tốt và nó cũng giúp ích rất nhiều trong việc làm contents của bạn.
13. Một sự kiện đã giúp bạn nhận ra vài điều
Nếu bạn tích cực tham gia vào bất kỳ khoá đào tạo phát triển chuyên môn nào – các sự kiện, hội nghị, hội thảo, chuyên đề liên quan đến nhiếp ảnh – bạn có thể học hỏi được rất nhiều điều. Vì vậy, đừng ngần ngại chia sẻ thông tin mà bạn vô cùng tâm đắc cho khán giả. Cho dù nó liên quan đến khía cạnh kinh doanh hoặc chỉ là cá nhân, nhiều khả năng họ sẽ thấy thông tin này vô cùng hữu ích.
14. Liên hệ với những doanh nghiệp mới hoặc đối tác cùng địa phương
Tôi cực kỳ tin tưởng “đối tác hơn là đối lập” (#collaborationovercompetition). Thế giới đủ lớn để tất cả mọi người có thể có phần chia lợi tức (slice of the action). Thế thì tại sao không sử dụng social media để giới thiệu cho các doanh nghiệp địa phương, hoặc đề xuất người dùng theo dõi các nhiếp ảnh gia khác mà bạn cũng ngưỡng mộ?
Lan toả cảm tình cũng giúp doanh nghiệp của bạn qua content marketing có lợi vì hầu hết họ sẽ đáp lại điều đó. Mối quan hệ trong kinh doanh ngày càng được cải thiện, thế giới vì thế cũng sẽ phát triển hơn.
15. Định hướng followers tới các kênh social media khác của bạn
Bạn có thường xuyên quảng cáo chéo cho các kênh social media? Nếu không, hãy đảm bảo rằng người hâm mộ biết tới các nền tảng khác của bạn. Chia sẻ đường link tới các kênh khác để họ có thể dễ dàng theo dõi.
Trong các bài viết của Chimkudo, chúng tôi thường xuyên link nó tới các video clip trên kênh Youtube hay các dự án trên trang chủ của Chimkudo Studio. Điều này tạo nên một hệ sinh thái các kênh social media mà qua đó mang lại nhiều lợi ích cho khán giả của bạn hơn.
16. WHY – Tại sao?
Tại sao bạn lại kinh doanh? Bạn làm nhiếp ảnh gia vì lí do gì? Vì sao bạn lựa chọn phong cách chụp ảnh đó? Kiểu câu chuyện này sẽ vô cùng hấp dẫn với những người đánh giá cao công việc của bạn, vậy nên đừng ngại chia sẻ chúng trên social media.
Trong cuốn “Bắt đầu với câu hỏi tại sao” của Simon Sinek, ông luôn đặt ra câu hỏi Tại sao cho mỗi hành động chúng ta làm. Trả lời câu hỏi này sẽ giúp chiến lược content marketing của bạn luôn đi đúng hướng.
17. Nhắc đến một lời đề cử hoặc giải thưởng đạt được
Nếu bạn tham gia các giải thưởng nhiếp ảnh hoặc kinh doanh và đạt được thành tựu đáng kể, social media là nơi tuyệt vời để chia sẻ chúng với toàn thế giới. Đây cũng là cơ hội để trưng lên những bức ảnh đẹp nhất của bạn và thể hiện kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này.
Được một nửa chặng đường rồi! Tiếp tục khám phá những ý tưởng mới mẻ hơn ngay dưới đây.
18. Tiết lộ những khía cạnh bên lề công việc
Một cách khác để xây dựng yếu tố biết – thích – tin chính là nói về cuộc sống bên ngoài công việc nhiếp ảnh. Bạn có thể muốn nói về gia đình hoặc không, đó là quyết định mang tính cá nhân, nhưng sở thích, vật nuôi, nơi nghỉ dưỡng là những chủ đề không tồi cho sáng tạo contents trên social media.
Bạn không cần đi sâu vào đời tư hoặc những điều bạn không muốn chia sẻ, cân bằng giữa contents mang tính cá nhân và công việc sẽ có ích trong việc đẩy mạnh hình ảnh bản thân cũng như sự nghiệp nhiếp ảnh của bạn.
19. Chia sẻ công cụ hoặc phần mềm mà bạn thấy hữu ích
Có thể bạn sử dụng rất nhiều công cụ cho mục đích cá nhân hoặc công việc hàng ngày. Tại sao không chia sẻ những ứng dụng yêu thích nhỉ? Điều này sẽ giúp ích cho những người theo dõi bạn, mở ra một chủ đề giữa bạn và khán giả, giúp gia tăng tương tác.
20. “Tôi thực sự yêu thích chụp…”
Nghĩa xa hơn thường ngày là một chiến thuật tuyệt vời cho social media. Chia sẻ ước mơ hoặc tầm nhìn trong tương lai là cách gắn kết với với khán giả của bạn. Hãy cho họ biết bạn muốn chụp gì nếu tiền bạc, thời gian và hoàn cảnh không phải là rào cản, để xem bạn sẽ nhận được phản hồi như thế nào.
21. Đề nghị khách hàng đánh giá trên Google Review
Chúng ta đều biết rằng Google Reviews thực sự quan trọng trong việc giúp khách hàng tiềm năng tìm hiểu dịch vụ nhiếp ảnh của bạn, cũng như liệu chúng có đủ thuyết phục để họ thuê bạn hay không.
Thế nhưng, ngay cả những khách hàng vui vẻ hoặc hài lòng nhất cũng quên hoặc không cho bạn một đánh giá tích cực. Đừng ngại nhắc nhở họ trên social media rằng lời đánh giá vô cùng có ích đối với bạn!
22. Mẹo chụp ảnh nào mà khán giả có thể thử?
Là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, hẳn bạn sẽ có nhiều kiến thức mà có thể truyền lại cho followers. Một mẹo đơn giản có thể cải thiện bức ảnh của họ sẽ được đón nhận một cách nhiệt tình. Vì vậy hãy hào phóng với những lời khuyên, và bắt đầu với chủ đề điều gì tạo nên một bức ảnh tuyệt vời.
23. Liệu bạn đã từng được nhắc đến trên các mặt báo?
Được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một tin mừng! Vì vậy, hãy tận dụng điều này để lan toả hình ảnh của bạn. Khách hàng sẽ rất vui khi thấy bạn xuất hiện trên báo chí và có thể sẽ cổ vũ cho bạn. Đó cũng là một cách thức tuyệt vời để xây dựng lòng tin đối với những người chưa quen thuộc với tên tuổi bạn, nó cũng như một sự chứng minh bạn là chuyên gia trong ngành nhiếp ảnh.
Dù mới hay cũ, đây vẫn là content tuyệt vời để chia sẻ lại nhiều lần. Trước tiên, hãy kiểm tra các đường links cũ xem chúng có còn hoạt động không, và nói cách bạn được xuất hiện trên đó, tại sao đây là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp nhiếp ảnh của bạn?
24. Tiết lộ một nhiếp ảnh gia mà bạn luôn ngưỡng mộ và lý do cho điều ấy
Bạn có những nhiếp ảnh gia yêu thích của mình, chần chừ gì mà không nói với người khác về họ? Bạn yêu thích điều gì trong công việc của họ? Tại sao bạn lại là người hâm mộ cuồng nhiệt của họ, và họ đã ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp nhiếp ảnh của bạn như thế nào?
25. Bạn có podcast yêu thích không?
Hiện nay có hàng ngàn podcast được sáng tạo, về mọi chủ đề trên toàn thế giới. Có lẽ bạn sẽ có một vài podcast yêu thích? Vậy thì hãy chia sẻ với khán giả những gì bạn thích nghe, và mong muốn nhận lại các đề xuất từ họ. “Tôi rất thích khám phá các podcast mới, cùng chia sẻ trong phần bình luận nhé!”
26. “Nếu tôi được chụp bất kỳ ai hoặc bất cứ điều gì, đó sẽ là…”
Chia sẻ với những followers của bạn những gì bạn sẽ làm, những nơi bạn sẽ đến cùng với bộ máy ảnh của mình, giả sử không có bất kỳ rào cản nào. Họ sẽ có cái nhìn thú vị hơn về bạn với tư cách một người thường và với vị trí là một nhiếp ảnh gia.
27. Hậu trường nơi bạn làm việc
Bạn có thực hiện công việc trong một studio? Nếu có, hãy chia sẻ hình ảnh và câu chuyện về nơi làm việc của bạn, và lý do bạn thấy bản thân trong đó?
Nơi làm việc có thứ gì mà bạn không thể sống thiếu? Thói quen trước khi bắt đầu làm việc vào buổi sáng, và cách mà bạn quản lý một ngày của mình?
Nếu không làm việc trong studio, hãy thể hiện điều đó ngay tại hậu trường buổi shooting, tại địa điểm của khách hàng (miễn là có sự cho phép của họ) hoặc thậm chí trên đường. Đó đều là những contents hấp dẫn đối với những người theo dõi bạn.

28. Ảnh before – after
Chỉnh sửa kỹ thuật số là một khía cạnh quan trọng trong công việc, cũng là một nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng cao mà bạn phải thực hiện hàng ngày. Vậy, chia sẻ cách thức thực hiện điều đó thì sao? Bằng cách này, bạn có thể củng cố chuyên môn của mình, cho khán giả một cái nhìn thoáng qua về công việc của bạn, chắc chắn họ sẽ thích điều đó.
Chẳng hạn, nhiếp ảnh gia chụp ảnh trẻ sơ sinh có thể chia sẻ hình ảnh tổng hợp về làm thế nào để tạo ra một bức hình hoàn chỉnh hoặc ảnh model trước và sau khi retouch để người xem cảm nhận về sự khác biệt mà bạn tạo ra.
29. Kể một câu chuyện cười hoặc chia sẻ gif/meme hài hước
Social media là nơi lý tưởng để giải trí và truyền tải cá tính của bạn. Joke và meme thì nhiều vô kể. Tìm và chia sẻ điều gì đó thể hiện quan điểm hoặc ghi lại cảm xúc sẽ gây được tiếng vang trong lòng khán giả, lượt tương tác sẽ tăng lên đáng kể. Đây cũng là một loại hình content marketing rất phổ biến vì nó mang được tính giải trí cao.
30. Sneak peek hoặc coming soon
Hãy khiến cho khán giả trên social media thực sự muốn biết thêm về dự án sắp tới của bạn, bằng cách tiết lộ sneak peek. Một vài dấu hiệu về những gì sắp diễn ra sẽ khiến mọi người tò mò và bàn tán.
Loại hình này trong content marketing được gọi là teaser, nó nghĩa là kiểu hé lộ “Một thứ thú vị sắp tới”, “một thứ hay ho sắp xảy ra”…. Nó giúp tạo sự tò mò cho người đọc.
31. Đa dạng content bằng Infographic
Infographic là một dạng content marketing hữu dụng nhất vì nó vừa mang yếu tố hữu dụng, ngắn gọn và được trình bày đẹp. Với kiểu content này, sức lan tỏa và chia sẻ của nó sẽ rất cao, đồng thời tạo được ấn tượng mạnh đối với người xem về thương hiệu.

32. Chia sẻ bài viết hữu ích từ website khác
Bạn đọc được một điều gì đó thú vị trên Internet hoặc trong các hội nhóm Facebook? Hãy chia sẻ chúng với khán giả, bắt đầu cuộc thảo luận bằng cách đặt câu hỏi hoặc ý kiến của ai đó. Nhưng nhớ rằng không nên chia sẻ bất kỳ điều gì gây tranh cãi hoặc mang tính chính trị cao mà chưa suy nghĩ thấu đáo.
Cách làm content marketing này cũng là một cách giúp bạn đa dạng hóa tài nguyên của mình. Bạn không cần phải phát minh lại cái bánh xe nhưng cũng đừng chỉ đơn giản là share về. Hãy thêm những chú giải, minh họa hay comment để nó mang tính cá nhân của bạn và có giá trị hơn.
33. Tận dụng những chủ đề được đông đảo người dùng bàn luận
Đây là những thời điểm tuyệt vời để tạo ra cuộc thảo luận, đó là những chiến dịch theo chủ đề được mọi người bàn luận trực tuyến trên các kênh social media. Những chủ đề này thường có hashtags riêng, vì vậy hãy tham gia bằng cách sử dụng hashtag đó cùng với hình ảnh/video và cảm nhận của bạn.
Với kiểu content marketing này, bạn sẽ thu hút được một lượng độc giả kha khá, hơn nữa còn cho thấy bạn up to date tới mức độ nào với cuộc sống.
34. Cảm ơn những followers đã ủng hộ bạn
Cuối cùng, hãy tự hào vì bạn đã đi được một chặng đường dài của content marketing. Hãy dành chút thời gian mỗi tháng để gửi lời cảm ơn tới những followers của bạn, những người đã ủng hộ bạn trên suốt chặng đường này. Hãy cho họ biết lý do bạn vô cùng tôn trọng họ, và cách họ tương tác với contents của bạn có ý nghĩa lớn thế nào.
Credit
—
Translated from website content marketing: zoehiljemark.com
Original author: Zoe Hiljemark.
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.
3 Comments
Pingback: Marketing dịch vụ nhiếp ảnh và 5 cách để tự tin hơn | Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo
Pingback: Email marketing trong kinh doanh dịch vụ nhiếp ảnh
Pingback: 09 ý tưởng content dễ làm cho photographers - Thư viện chụp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo