Trong nhiếp ảnh nói chung và food photography nói riêng, ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Một bức ảnh cho dù bố cục tốt đến mấy mà không được chăm chút về ánh sáng, thì không thể nào đẹp được. Các vùng sáng và bóng đổ giúp xác định chủ thể cũng như tạo ra mood cho bức ảnh. Hôm nay hãy cùng Chimkudo Academy tìm hiểu một mẹo lighting thú vị trong chụp food nhé.
Trong cuốn sách “Plate to Pixel”, Helene Dujardin đã viết: “Phân tích và tìm cách sử dụng ánh sáng trong food photography cũng giống như đang theo tán tỉnh, theo đuổi để chiếm lấy trái tim của một người vậy. Để tìm được lighting tốt, bạn phải quan sát, tìm tòi và khám phá xung quanh”. Hãy lặp đi lặp lại cho đến khi đạt được hiệu ứng và mood ảnh như mong muốn. Sau đó mới tính đến chuyện tinh chỉnh và sắp xếp bố cục.
Lighting như thế nào thì phù hợp cho chụp food?
Về cơ bản thì ánh sáng tự nhiên hay đèn trong studio đều có nguyên tắc giống nhau. Tuy nhiên 2 loại nguồn sáng này sẽ cho ra hiệu ứng khác nhau.
Ánh sáng gắt (như ánh sáng chói của mặt trời, ánh đèn bare trong studio…) sẽ tạo ra các vùng bóng sắc nét, tạo cho bức ảnh có độ tương phản cao. Ngược lại, ánh sáng mềm sẽ tạo ra hiệu ứng nhẹ nhàng, mềm mại. Một mẹo thú vị là bạn có thể sử dụng các tấm xốp, bìa cứng, thậm chí là tường/trần nhà để hắt lại ánh sáng. Cuộn giấy bạc thường dùng trong nấu ăn cũng có thể giúp bạn chiếu sáng các vùng bị tối.

Vị trí của nguồn sáng cũng rất quan trọng trong việc tạo ra các hiệu ứng và mood cho ảnh:
- Chiếu sáng từ phía trước (front lighting) thường khiến chủ thể bị phẳng, ít nổi khối.
- Chiếu sáng từ đằng sau (backlighting) hoặc từ cạnh bên (side lighting) là cách được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn khi chụp food, vì nó giúp tạo ra các vùng highlight/shadow, giúp món ăn nổi khối, bức ảnh có chiều sâu hơn.
- Kết hợp sáng tạo 2 hoặc nhiều nguồn sáng sẽ giúp tăng các bước chuyển màu từ màu đen sang màu trắng, tạo cho bức ảnh chiều sâu, texture…

Cùng xem một số tác phẩm ứng dụng các kỹ thuật phía trên nhé
Ngoài ra, bạn có thể thử một số mẹo dưới đây để giúp đồ ăn trông “ngon mắt” hơn:
- Xịt chai xịt khử mùi lên nho để tạo ra vẻ “lạnh”, nhớ là đừng ăn chúng sau khi chụp.
- Keo xịt tóc sẽ giữ cho bánh ngọt, bánh mì, bánh nướng luôn tươi ngon.
- Nước chanh giúp món salad tươi hơn.
- Bàn là hơi nước di động là một dụng cụ tuyệt vời để tạo khói và hơi nước.
- Bông gòn ngâm trong nước, sau đó quay một lúc trong lò vi sóng cho nóng lên, cũng giúp tạo ra lớp sương bốc hơi, hữu ích khi chụp các món ăn nóng.
Khi đã setup lighting vừa ý, bạn có thể tinh chỉnh lại bố cục. Tốt nhất là đặt máy ảnh lên tripod để cố định góc máy, dành sự tập trung cho bố cục. Một setting mà bạn nên cân nhắc là hãy để ISO thấp nhất có thể. Điều này không chỉ giảm noise mà còn cho phép đặt tốc độ màn trập thấp hơn, đặc biệt hữu ích khi chụp với ánh sáng tự nhiên hay cần phơi sáng.
Nếu bức ảnh có sự xuất hiện của đồ thuỷ tinh?
Khi có ly hoặc chai thuỷ tinh trong bức ảnh, một vấn đề thường gặp là xuất hiện các hình phản chiếu không mong muốn. Một trong số những cách để xử lý vấn đề này là sử dụng backlighting hoặc reflected light. Đối với backlighting, hãy treo một tờ giấy trước cửa sổ hoặc trước đèn studio, hoặc sử dụng softbox để làm mềm ánh sáng.
Nếu chụp với background tối, bạn có thể đặt một tấm bìa đen giữa vật thuỷ tinh và nguồn sáng. Điều này giúp tạo ra các viền sáng nhỏ trên ly/chai thuỷ tinh, tách đối tượng ra khỏi background. Bạn có thể tham khảo thêm video bên dưới của Chimkudo Academy.
Dù setup lighting như thế nào, việc làm tối không gian studio và mặc quần áo tối màu sẽ giúp giảm thiểu các hình phản chiếu không mong muốn lên trên đồ thuỷ tinh. Nghe có vẻ phức tạp nhưng rất đáng để thử đấy chứ!
Credit
—
Translated from website: 1x.com
Bản quyền bài dịch thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo.
Không được trích dẫn toàn bộ hay một phần khi chưa có sự đồng ý.