“Anh ơi sách học chụp ảnh sản phẩm nên đọc cuốn nào ?””- Đây là câu hỏi mang tính truyền thống và mình đánh giá cao câu này bởi vì đọc sách sẽ giúp phát triển tư duy và học sâu hơn nhiều là xem tuttorial trên Youtube.
Chụp ảnh sản phẩm nói riêng hay nhiếp ảnh nói chung đều liên quan tới việc hiểu và sử dụng ánh sáng. Đặc biệt với lĩnh vực ảnh sản phẩm, ẩm thực nói riêng, do đặc thù có thể kiểm soát được ánh sáng và tạo ra thứ áng sáng theo nhu cầu với từng loại vật liệu khác nhau nên việc hiểu về tính tương tác giữa sản phẩm và ánh sáng là điều quan trọng nhất. Cũng vì đó, chụp ảnh sản phẩm được coi là một lĩnh vực đòi hỏi nhiều kĩ thuật hơn là độ bay, phiêu như trong các lĩnh vực khác.
Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu 08 cuốn sách nền tảng cho nhiếp ảnh nói chung và chụp ảnh sản phẩm nói riêng. 08 cuốn sách học chụp ảnh sản phẩm này được tuyển lựa từ rất nhiều đầu sách mình đã đọc qua để có thể cung cấp một danh sách gọn và tinh giản nhất.
SÁCH TIẾNG ANH
–Light Sciene & Magic – An Introduction to Photographic Lighting: Cuốn kinh Thánh về chụp sản phẩm. Sách được thiết kế theo một khung chương trình đào tạo về ánh sáng. Ở chương đầu, sách giới thiệu các tính chất cơ bản và đặc tính của ánh sáng. Từ các chương sau trở đi, sách tập trung phân tích về các loại ánh sáng khác nhau và đặc tính của nó khi tác động lên các loại vật liệu. Cuốn sách cũng đi rất chi tiết và phân tích tỉ mỉ các hiệu ứng, làm sao để một sản phẩm được tạo khối, làm sao để mô tả được các văn hoa bề mặt. Đặc biệt có 2 chương riêng biệt được viết cho 2 loại vật liệu khó nhằn nhất là Kim loại bóng(VD inox) và Thủy Tinh. Với từng mục, sách đều có minh họa và sơ đồ bố trí ánh sáng để người đọc có thể tham khảo và thực hành. Quyển sách thực sự mang nhiều kiến thưc hàn lâm, mỗi lần đọc lại sẽ giúp chúng ta vỡ ra các vấn đề mới.– The Photographer’s Eye: Composition and Design for Better Digital Photos: Cuốn sách thú vị nhất ở các chương 1 và 3, ở các chương này, cuốn sách mô tả chủ yếu về cách và hiệu ứng mang lại khi chúng ta thưc hiện crop ảnh. Vượt qua các giới hạn và các qui tắc vàng 1/3, mạnh dạn crop ảnh với các bố cục khác nhau sẽ mang lại cho bức ảnh các cảm nhận mới. Các chương khác thì cũng không có gì nổi bật lắm. Nếu muốn đọc về bố cục và các thành phần căn bản trong nhiếp ảnh thì mình thấy quyển Photographic Composition của Tom Grill là khá căn bản (các bạn ở EU có thể mua used với giá gần như cho không).
– Plate to Pixel: Digital Food Photography & Styling: Cuốn sách khá hay bàn về Chụp thực phẩm, đồ ăn. Cũng như các quyển sách khác, tác giả bắt đầu với việc đặt vấn đề, các thiết bị cần khi chụp đồ ăn, các kịch bản bố trí ánh sáng để làm nổi bật cũng như sự ngon miệng. Sau cùng, tác giả chia sẻ cách để người đọc trình bày được đồ ăn cũng như các mẹo để fake đồ ăn, làm sao để chúng được tươi ngon nhất.
– Food stylist’s handbook: Đúng như tên gọi của nó, hầu hết các thứ mà một food stylist cần sẽ nằm trong cuốn sách này. Từ việc chuẩn bị đồ nghề dụng cụ, thao tác, các kĩ thuầ xử lý thực phẩm, các kĩ thuật fake(làm giả) xiên độn….đều được đề cập chi tiết. Cuốn sách ko thể thiêú cho nhưng ai muốn theo con đường stylist.
– Still-Life Photography: Cuốn sách rất hay của Kelvin Best tìm về nghệ thuật still-life(tĩnh vật) với nghiên cứu đầy đủ từ ý nghĩa tới bố cục và cách thức sử dụng ánh sáng trong tranh tĩnh vật. Từ đó mô phỏng lại phong cách này trong nhiếp ảnh. Đây là cuốn sách nên đọc với bất cứ ai chụp ảnh sản phẩm vì nhiếp ảnh và hội họa là hai lĩnh vực rất gần nhau, lấy cảm hứng từ nhau.
– The art of Photography: Cuốn sách cơ bản và kinh điển về nhiếp ảnh nói chung. Từ lúc được viết ra, nó luôn nằm trong top các cuốn sách cần đọc về nhiếp ảnh bất kể bạn đang chụp cưới, chụp food, sản phẩm, thời trang….Những thứ cơ bản luôn là những thứ khó học nhất nhưng không ai có thể phát triển mà không có cơ bản, và cuốn này là một cuốn như vậy.
SÁCH TIẾNG VIỆT
– Nhiếp ảnh cơ bản – Complete Digital Photogrpahy: Cuốn sách dạy nhiếp ảnh cơ bản rất nổi tiếng của Ben Long được dịch ra tiếng Việt. Chất lượng dịch mình đánh giá mức 7 điểm, nghĩa là dịch đúng về thuật ngữ và diễn đạt cơ bản. Một số thuật ngữ chuyên môn sâu thì nên để nguyên tiếng Anh để tiện sau tra cứu. Cuốn này do vấn đề chi phí gia hạn bản quyển in ấn đắt nên FPT chỉ in 1-2 đợt, trên thị trường khó kiếm.
– Cơ sở tạo hình: Một thử thách cho bất cứ ai muốn tìm về cội rễ của thị giác. Thử thách ở đây là sách được viết theo style thời giải phỏng nên hình nhòe, mờ, lem nhem, phần bố cục trình bày thì như văn bản nhà nước, văn bản luật, in đen trắng…nhưng bù lại kiến thức thì chất, và là nền móng của khoa học thị giác. Sách dành cho dân pro, không ngại đọc và nhiều kiên nhẫn.
Vậy là sơ sơ đủ 08 đầu sách học chụp ảnh sản phẩm cho các bạn mới bước chân vào lĩnh vực khó nhằn nhưng đầy thú vị này. Phải nói rằng, sách tiếng Anh thì luôn nhiều và phong phú, chất hơn sách tiếng Việt vì dù sao, chúng ta cũng là người đi sau nhưng nếu bạn muốn học, bạn sẽ tìm mọi cách để đọc, hiểu nó.
Vậy thôi !
—
Bản quyền thuộc về Học viện nhiếp ảnh Quảng cáo Chimkudo Academy
Không trích dẫn khi chưa được sự đồng ý từ Chimkudo Academy
6 Comments
Pingback: Các nguồn tài liệu về Nhiếp Ảnh Sản Phẩm | Chimkudo product photography
Pingback: Chụp Ảnh Sản Phẩm – Studio đề xuất theo túi tiền | Chimkudo.com - Chụp Ảnh Sản Phẩm
Pingback: Chụp ảnh sản phẩm - Chimkudo Studio | Mua sắm studio theo các túi tiền
Pingback: Chụp ảnh sản phẩm – Bắt đầu từ đâu ? (Phần 4) - Tài liệu về Nhiếp Ảnh Sản Phẩm | Học chụp ảnh - Chụp ảnh sản phẩm - Chụp ảnh doanh nghiệp - ChimkudoPro
Pingback: Trang thiết bị studio theo các túi tiền | Thư viện nhiếp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo
Pingback: Chụp ảnh sản phẩm dễ ấy mà ? - Thư viện chụp ảnh sản phẩm, quảng cáo Chimkudo